Chim gõ kiến – “bác sĩ” của rừng xanh
Ta thường nghe thấy tiếng “cốc, cốc, cốc” của chim gõ kiến gõ vào thân cây. Đó là chim gõ kiến đang chữa bệnh cho cây.
Tiếng gõ là cách “khám bệnh” để xem cây có sâu bọ không. Khi phát hiện ra cây có sâu bọ, gõ kến mổ vỡ vỏ cây, dùng chiếc lưỡi nhỏ, dài lôi con sâu, con bọ đó ra ngoài.
Gõ kiến gõ “cốc, cốc” từ sáng đến chiều không nghỉ, trung bình một ngày nó gõ 500 – 600 lần. Sức mạnh gõ vào thân cây gấp 1000 lần trọng lượng của đầu nó. Khi gõ, chim nhắm chặt mắt lại nếu không sẽ văng con ngươi ra ngoài! Gõ mạnh và nhiều như thế nhưng chim không bị đau đầu bởi vì xương sọ của nó xốp và chứa đầy thể khí, do đó có sức chống rung. Mặt khác khả năng chịu đau của gõ kiến cũng rất tốt.
Cái mỏ chim gõ kiến cũng rất khoẻ. Nó có thể khoét những thân cây đã khô để làm tổ. Tổ thường có hai cửa để khi gặp nguy hiểm có thể thoát ra ngoài dễ dàng.
(Tổng hợp từ “Mười vạn câu hỏi vì sao” và các tài liệu trên in-tơ-nét)